Phong cách ngoại thất tân cổ điển với vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch và đẳng cấp là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình hiện nay. Phong cách này mang trong mình sự hoài cổ, quý phái, sang trọng xen lẫn sự phóng khoáng, khỏe khoắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên tắc, đặc trưng lẫn bí quyết để thiết kế ngoại thất tân cổ điển. Cùng Kiến Thịnh khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
1. Nguyên tắc thiết kế ngoại thất tân cổ điển
Sự kế thừa, phát huy kiến trúc cổ điển đã tạo nên phong cách thiết kế tân cổ điển hoàn hảo, thanh lịch và đẳng cấp. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng khi thiết kế để mang đến công trình chuẩn ngoại thất tân cổ điển.
Kế thừa hoàn mỹ phong cách cổ điển: Ngoại thất tân cổ điển lấy cảm hứng ngoại thất phong cách cổ điển với những chất liệu tự nhiên, quý phái và sang trọng nhưng đề cao đường nét trang trí mềm mại và tinh tế. Điều này giúp mang lại vẻ đẹp thanh lịch, nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ nguyên được sự sang trọng, bề thế cho kiến trúc.
Nguyên tắc đối xứng và tỉ mỉ: Ngoại thất tân cổ điển đòi hỏi các chi tiết được thiết kế một cách tỉ mỉ, tinh xảo, nghệ thuật và đề cao tính thẩm mỹ. Đặc biệt, các chi tiết cần cân đối theo nguyên tắc Vitruvian. Cụ thể, ngoài việc đảm bảo sự cân đối, công trình sử dụng những hình khối đơn giản, hiện đại kết hợp với họa tiết & trụ cột đặc trưng của kiến trúc cổ điển.
Hình khối vững chắc, kiên cố: Đặc trưng của phong cách ngoại thất tân cổ điển là tập trung vào các hình khối vững chắc, kiên cố với vẻ đẹp hài hòa, sang trọng. Có thể kết hợp điểm nhấn là các họa tiết được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo.
Màu sắc chủ đạo là các gam màu nhã nhặn: Thông thường, màu sắc của ngoại thất thường là các màu nhạt như kem, trắng, be,… Có thể tạo điểm nhấn thêm với cửa chính, cửa sổ màu sắc nổi bật và các phào chỉ, phù điêu trang trí.
2. Lựa chọn phong cách cho ngoại thất tân cổ điển
Có hai phong cách phổ biến nhất được ưa chuộng hiện nay, đó là: Ngoại thất tân cổ điển Pháp và ngoại thất tân cổ điển của Roman. Hai phong cách ngoại thất này có đặc trưng khác nhau và mang đến vẻ đẹp riêng biệt.
2.1. Lối kiến trúc ngoại thất tân cổ điển Pháp
Kiến trúc ngoại thất tân cổ điển Pháp lấy cảm hứng từ kiến trúc Baroque cổ điển thuần túy và kết hợp một số quan điểm thiết kế mới mẻ. Lối kiến trúc này chủ yếu theo hướng duy tâm và dân lập, đòi hỏi sự chính xác, khoa học và hạn chế màu mè, rườm rà.
Trong lối kiến trúc này, bề mặt tường tập trung vào các gờ đơn giản, thường để phẳng nhẵn thay vì thêm vào chi tiết điêu khắc khác. Điều này giúp lối kiến trúc ngoại thất này trở nên phổ biến ngày nay vì phù hợp với các quan điểm thiết kế thịnh hành hiện nay.
2.2. Lối kiến trúc ngoại thất tân cổ điển của Roman
Kiến trúc ngoại thất tân cổ điển của Roman có lấy ý tưởng từ phong cách kiến trúc tân cổ điển nhưng không quá cứng nhắc. Tân cổ điển Roman cách tân nhiều hơn và đề cao sự nhẹ nhàng, tinh tế và sáng tạo.
Các công trình theo lối kiến trúc này không lệ thuộc vào các chi tiết như phào chỉ, thức cột, phù điêu,… mà sáng tạo, biến hóa nhiều hơn, tạo nét đẹp hoài cổ nhẹ nhàng mà không quá nhập nhằng khó hiểu.
3. Chú ý 6 yếu tố quan trọng của ngoại thất tân cổ điển
Ngoại thất tân cổ điển không chỉ là một lựa chọn thiết kế mà còn là một cách thể hiện sự am hiểu, tinh tế của gia chủ. Chính vì thế, để mang đến không gian ngoại thất tân cổ điển chỉn chu và hoàn hảo nhất thì gia chủ không nên bỏ qua những đặc trưng quan trọng dưới đây.
3.1. Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng thông dụng nhất trong ngoại thất tân cổ điển là thạch cao, đá tự nhiên hay gỗ tự nhiên. Những vật liệu này mang đến sự sang trọng, tinh tế và đẳng cấp cho công trình. Trước đây, các công trình hoàng gia cũng sử dụng những vật liệu này.
- Chất liệu thạch cao: Thường được sử dụng để làm tường, trần.
- Chất liệu đá tự nhiên: Thường được dùng ốp tường, bao gồm đá thạch anh, đá hoa cương,…
- Gỗ tự nhiên: Sử dụng làm đồ ngoại thất trang trí như phào chỉ, phù điêu,..
3.2. Màu sắc sử dụng
Màu sắc ngoại thất tân cổ điển thường đề cao sự nhã nhặn, thanh lịch. Đó chính là lý do những màu sắc tươi sáng như trắng, be, kem hay các gam màu pastel nhạt, nhẹ nhàng.
3.3. Hình khối và phào chỉ
Hình khối và phào chỉ là hai yếu tố quan trọng của ngoại thất tân cổ điển.
- Hình khối: Hình khối đòi hỏi sự cân đối, khoa học và sắc cạnh tạo nên cảm vững chắc, kiên cố. Điều này sẽ giúp công trình bề thế, vững chãi hơn.
- Phào chỉ: Phào chỉ trang trí cho ngoại thất tân cổ điển cần tập trung vào sự tối giản nhưng vẫn đảm bảo sự mềm mại, tinh tế và độc đáo.
3.4. Họa tiết đặc trưng
Họa tiết trang trí của ngoại thất đòi hỏi đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp nghệ thuật. Mỗi bộ phận đều cần duy trì được bản sắc riêng, độc đáo và hoàn mỹ. Các bức phù điêu được giản lược bớt, hạn chế khung và hoa văn. Điều này đúng với tinh thần kết hợp giữa cổ điển và hiện đại của phong cách ngoại thất tân cổ điển.
3.5. Hệ cột, mái, cổng cho phong cách tân cổ điển
Hệ cột trong ngoại thất tân cổ điển
Thường có 03 kiểu dáng cơ bản là: corinth, lonic và doric. Trong đó:
- Corinth cầu kỳ
- Doric khỏe khoắn, ít họa tiết
- Ionic là sự trung hòa giữa hai kiểu corinth và doric
Vì thế, Ionic là kiểu dạng cột được sử dụng phổ biến nhất trong ngoại thất tân cổ điển, không rườm rà như corinth nhưng cũng chẳng đơn điệu như Doric. Thay vào đó, thức cột ionic mềm mại, giàu tính trang trí nhưng không bị rườm rà.
Thiết kế mái trong phong cách tân cổ điển
- Mái Mansard: Dạng mái hình thang, mang đến hiệu ứng thẩm mỹ thú vị, liền mạch và uyển chuyển. Hệ mái chống lạnh trong mùa đông và làm mát trong mùa nóng.
- Mái Thái hoặc mái Nhật: Kiểu mái đơn giản, gần gũi hơn với người Châu Á. Phong cách mái này giúp biệt thự thêm phần tối giản và tinh tế hơn.
Cổng sử dụng trong phong cách tân cổ điển
- Hệ thống cổng trong ngoại thất tân cổ điển thường được thiết kế sang trọng, bề thế với cấu tạo bao gồm: Hệ cửa, trụ và mái che (nếu có).
- Hiện tại, có 3 dạng cổng tân cổ điển phổ biến là: Cổng vòm nhọn, cổng vòm hình tròn và cổng vòm parabol.
- Hệ cổng được trang trí bởi họa tiết hoa văn uốn lượn, chạm trổ nghệ thuật độc đáo và có thể dát vàng hoành tráng.
3.6. Hệ thống sân vườn, tiểu cảnh (nếu có)
Một số công trình có khuôn viên rộng như biệt thự, nhà riêng,… có thể thực hiện hệ thống sân vườn, tiểu cảnh. Hệ thống này giúp thể hiện lối sống thượng lưu, tạo nên một môi trường sống xanh hoàn mỹ cho gia chủ, có tác dụng giải tỏa căng thẳng tuyệt vời.
Hệ thống sân vườn, tiểu cảnh bao gồm: Cây cảnh, hoa lá, hồ cá, đài phun nước, khuôn viên và bàn trà,… Những chi tiết này được bố trí khoa học, thẩm mỹ và hài hòa về mặt phong thủy đối với gia chủ. Đặc biệt, tùy vào mức độ kinh phí có thể chi trả mà có cách xây dựng, bố trí phù hợp.
4. So sánh ngoại thất tân cổ điển và ngoại thất cổ điển
Ngoại thất tân cổ điển và cổ điển đều có tính thẩm mỹ cao và phổ biến từ lâu đời. Tất nhiên, hai phong cách ngoại thất này có sự khác biệt nhất định và mang lại giá trị riêng.
Giống nhau
- Đều xuất phát từ kiến trúc cổ Hy Lạp và La Mã. Ngoại thất đậm chất hoàng gia châu Âu trước đây.
- Kiến trúc mang lại cảm giác sang trọng, bề thế và đẳng cấp.
- Trang trí thủ công đầy tinh xảo, tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết.
- Sử dụng các vật liệu cao cấp, sang trọng và giá trị như đá tự nhiên, gỗ tự nhiên, thạch cao,…
- Ngoại thất đều có sử dụng các yếu tố cổ điển như phào chỉ, phù điêu,…
Khác nhau
- Màu sắc của phong cách tân cổ điển thường là màu sắc trung tính còn cổ điển là các màu nổi bật như đỏ, vàng,…
- Đường nét trang trí của tân cổ điển ít cầu kỳ, rườm rà hơn cổ điển.
Để hiểu rõ hơn sự giống và khác nhau của hai phong cách này, độc giả có thể tham khảo bài viết Kiến trúc tân cổ điển và cổ điển.
5. Bí quyết thiết kế ngoại thất tân cổ điển thêm thu hút
Việc chọn lọc và sắp xếp các chi tiết trang trí là điều quan trọng để tạo nên sự hài hòa và cân đối trong phong cách thiết kế ngoại thất tân cổ điển. Những bí quyết thiết kế dưới đây sẽ giúp độc giả trong quá trình thiết kế và lựa chọn ngoại thất tân cổ điển.
- Không lạm dụng quá nhiều chi tiết trang trí: Việc sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí sẽ khiến tổng thể rườm rà, rối mắt và mất đi vẻ thanh lịch, sang trọng. Thay vào đó, gia chủ nên hạn chế chi tiết trang trí, chỉ chú trọng vào một số chi tiết thực sự cần thiết để tránh tình trạng quá tải.
- Lựa chọn họa tiết, đường nét mềm mại: Đặc trưng của phong cách tân cổ điển là sự mềm mại, hài hòa và tinh tế. Đó chính là lý do gia chủ nên lựa chọn các họa tiết, đường nét mềm mại, nhẹ nhàng uốn lượn.
- Lựa chọn những loại vật liệu phù hợp: Vật liệu phù hợp sẽ giúp làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ, sang trọng và cuốn hút cho không gian. Những vật liệu phù hợp cho ngoại thất tân cổ điển bao gồm gỗ tự nhiên, đá tự nhiên, thạch cao,… Tất nhiên, gia chủ cũng cần chú ý đến màu sắc của vật liệu để kết hợp hài hòa nhất.
- Thiết kế không gian xanh mang vẻ đẹp tự nhiên: Ngoại thất tân cổ điển đề cao sự thông thoáng, dễ chịu và nhẹ nhàng. Vì thế, việc thiết kế không gian xanh cho phong cách ngoại thất này là xu hướng phổ biến hiện nay mang đến vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa và có ích cho sức khỏe của gia chủ.
Để tạo ra vẻ đẹp ngoại thất tân cổ điển chỉn chu, hoàn mỹ và tuyệt vời một cách nhanh chóng thì việc tìm đến đơn vị thiết kế, thi công là điều cần thiết. Kiến Thịnh với sứ mệnh “kiến tạo sự khác biệt” là đơn vị thiết kế & thi công kiến trúc hàng đầu trong lĩnh vực.
Với đội ngũ nhân sự lành nghề, chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn hơn 15 năm, Kiến Thịnh cam kết mang đến những công trình hoàn mỹ, chỉn chu và tuyệt vời nhất. Với mỗi yêu cầu của khách hàng, đơn vị đều sẵn sàng tư vấn và cho ra đời những công trình ấn tượng, có tính cá nhân hóa, giúp chủ sở hữu thể hiện được dấu ấn cá nhân riêng biệt.
Trên đây là thông tin về bí quyết thiết kế ngoại thất tân cổ điển chỉn chu và hoàn thiện. Để tiết kiệm thời gian, công sức trong việc thiết kế, thi công ngoại thất tân cổ điển thì gia chủ có thể liên hệ với Kiến Thịnh theo hotline: 0816.111.222 để được tư vấn thiết kế và thi công trong thời gian sớm nhất!